Tiểu đường thai kỳ

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Tiểu đường thai kỳ là một trong những nỗi lo lắng, bất an của các mẹ bầu. Phần lớn những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao chính là những bà mẹ trên 35 tuổi, đã mang thai nhiều lần, xuất hiện tình trạng béo phì trước và trong thời gian mang bầu. Bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe của chính mẹ bầu và con nhỏ. Vậy sự thật bệnh tiểu đường thai kỳ là gì, các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ, các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé:

1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết bị rối loạn trong thời gian người bệnh mang thai (từ tuần thứ 24 của thai kỳ). Lượng đường huyết trong máu không ổn định, cộng với khả năng tiết insulin của tuyến tụy bị hạn chế ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường glucose thành năng lượng.
Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai một thời gian sau sinh có thể dần dần mất đi, đối với những những người mang thai lần đầu thì tình trạng này sẽ xuất hiện trong lần thứ hai mang thai.
Tuy nhiên, những người đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ cao hơn những người khác. Vì vậy đừng lơ là, hãy theo dõi và kiểm soát đường huyết của mình. Khi người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 muốn có con thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có bầu để tránh những kết quả không mong muốn.

2. Những triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong giai đoạn thai nghén, mẹ bầu thường khó phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Chỉ khi đi khám thai định kỳ, các bác sĩ mới phát hiện bệnh bằng nghiệm pháp tăng đường huyết và kiểm tra nước tiểu. Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ phát hiện triệu chứng bệnh tiểu đường ở bà bầu sau đây

– Đi tiểu nhiều hơn:

Lượng glucose quá cao, vượt ngưỡng cần thiết khiến cho glucose bị tồn đọng trong máu, không chuyển hóa hết, bắt buộc thận phải hoạt động hết công suất để xả ra ngoài bằng nước tiểu. Vị vậy khi có dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ bạn nên lưu ý theo dõi để có biện pháp chữa trị thích hợp.

– Khát nước thường xuyên:

Tình trạng khát nước giữa đêm có thể là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng đường trong máu tăng cao, khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn, nên phải uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể.

– Vùng kín bị nhiễm nấm:

Các mẹ bầu có thể dễ dàng bị nhiễm nấm vùng kín, nhưng lại không thể vệ sinh bằng các loại thuốc, kem chống khuẩn thông thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men sinh sôi nảy nở, tình trạng này cũng được xem là một triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

– Cân nặng giảm nhanh, luôn trong tình trạng mệt mỏi:

Bởi vì insulin không được sản xuất đủ và kịp thời nên đường không thể chuyển hóa thành năng lượng, khiến cho cơ thể bà bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, liên tục đói bụng và thèm ăn.

– Tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn:

Đây là triệu chứng bệnh tiểu đường ở bà bầu ít gặp, nhưng cần lưu ý, xuất hiện khi cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi với hiện tượng lượng glucose trong máu gia tăng một cách đột ngột.

Mẹ bầu nên lưu ý các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ trên đây để đi thăm khám, chữa trị kịp thời nhé!

3. Biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ là một vấn đề quan trọng mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Một khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ, xác suất bị biến chứng của cả mẹ và thai nhi là rất cao. Hãy cùng Bimemo giải đáp câu hỏi thực chất Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

3.1. Bà bầu bị tiểu đường có nguy hiểm không?

Câu trả lời là bà bầu bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tuy không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng lại rất nguy hiểm khi sinh và sau sinh. Một số biến chứng có thể xảy ra với mẹ bầu như huyết áp cao, nước đầu ối nhiều hơn bình thường khiến bọc thai và dễ dàng bị vỡ đầu ối sớm hay sanh non, bị phu nề chân, tay mặt… khó răn khi sanh. Xác suất người bệnh tiểu đường thai kỳ bị tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với những người khác. Thai nhi to hơn bình thường nên mẹ bầu dễ bị chấn thương và gia tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê…

3.2. Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm với sức khỏe của thai nhi?

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Tình trạng nước đầu ối nhiều gây ra cuống rốn quấn quanh cổ bé gây ra nguy hiểm cho thai nhi, hay cuống rôn ra trước thai nhi (trường hợp này phải mô bắt thai) biến chứng thai nhi. Thai nhi nặng ký (lớn hơn bình thường có khi 4- 6 kg), có nhiều tât bẩm sinh về tim mạch (như dầy tâm thất, lỗ hổng liên lac hai tâm thất hay hai tâm nhĩ và vài dị tật bẩm sinh khác) hệ thống hô hấp chưa được hoàn hảo gây ra chất nhầy bảo vệ mang phổi chưa phát triển gây ra rối loạn hô hấp khi sanh non. Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, tụt canxi, vàng da, nguy cơ béo phì, cao huyết áp, tim mạch nhất là bệnh tiểu đường rất cao.

Khi thai nhi quá lớn dẫn đến tình trạng khó sinh, dễ bị kẹt ở vai bé khi sanh, trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Không những thế, thai nhi có thể chết đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước, do đường huyết tăng quá cao, tỷ lệ tử vong cao gấp 2 đến 5 lần so với bình thường.

4. Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, nếu các mẹ bầu không có chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi, theo dõi hợp lý sẽ rất dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ tốt thì trẻ sinh ra sẽ có sức khỏe tốt.

Để có thể phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ hãy tham khảo những nguyên tắc sau:

– Vận động thường xuyên:

Việc tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ làm lượng đường điều chuyển đến các tế bào khác, hạn chế tồn tại trong máu. Các bà mẹ chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim không vượt trên ngưỡng 140 lần/phút. Với 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lung, chuột rút… Luôn luôn vận động: đi bộ hàng ngày, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể luyện tập trong 30 phút, bạn có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngắn hơn.

– Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:

Ăn uống là một trong những biện pháp phòng bệnh tiểu đường khi mang thai hiệu quả. Các mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Đặc biệt, nên ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Không bỏ bữa cũng như kiểm soát số lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

– Duy trì cân nặng ở mức ổn định:

Tăng cân quá nhiều có thể gây nên hiện tượng kháng insulin, vì vậy bạn cần lưu ý không để cho trọng lượng của cơ thể không quá nặng (mẹ và con không tăng trên 12-14 kg). Nếu cần thiết, bạn nên giảm cân trước khi mang thai đẻ quá trình thai kỳ khỏe mạnh, nhiều năng lượng và tự tin hơn.

– Thường xuyên kiểm tra định kỳ:

Kiểm soát đường huyết ổn định HbA1c không quá 6,5, phòng tăng huyết áp, không được phù nề chân tay mặt… theo dõi kịp thời những biến động của cơ thể để có thể phòng ngừa và có biện pháp chữa bệnh tiểu đường thai kỳ phù hợp.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý:

Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ này cần được các mẹ bầu lưu ý. Trong thời gian thai nghén, bầu bì, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc. Không những thế, tâm trạng phải luôn thoải mái, vui vẻ, không được mang tâm lý lo lắng, stress, buồn chán.

Để được tư vấn cụ thể về tiểu đường thai kỳ, xin liên hệ Phòng khám sản phụ khoa Thu Hiền
—–***—–
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA THU HIỀN
ĐỊA CHỈ: Số 337, khu Xuân Cầm, phường Xuân Sơn, TX. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
☎ Bác sĩ chuyên khoa Thu Hiền: 0972.387.322
☎ Đặt lịch khám: Inbox hoặc gọi 0986.870.045
 Website: https://bacsihien.com/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA THU HIỀN

Liên hệ bác sĩ Hiền: 0972.387.322
Quý khách vui lòng gọi điện (hoặc Zalo) gặp bác sĩ Hiền để hỏi về chuyên môn hoặc hẹn lịch khám riêng.
Hotline phòng khám: 09.8687.0045
Quý khách kết bạn Zalo số này để được hỗ trợ khi bác sĩ Hiền bận và nhận các thông báo từ phòng khám.