Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng tới thai nhi không?

SIÊU ÂM ĐẦU DÒ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI THAI NHI KHÔNG?

Thông thường khi mới mang thai, phôi thai còn quá nhỏ nên việc siêu âm thành bụng thông thường rất khó phát hiện là đã có thai hay chưa nên việc chỉ định siêu âm đầu dò lúc này là vô cùng cần thiết và quan trọng. Vậy, siêu âm đầu dò là gì và có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

1. Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là phương pháp hiện đại và phổ biến, không gây đau đớn. Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò gắn sóng siêu âm vào trong âm đạo và tiến hành quan sát cũng như theo dõi được các cơ quan sinh dục bên trong của phụ nữ: ống dẫn trứng, vòi trứng, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, quan sát được sự hình thành của trứng, thời kỳ rụng trứng, độ dày, mỏng của lớp niêm mạc trong thành tử cung,…

Điều này thuận lợi cho việc thụ tinh nhân tạo đối với những người hiếm muộn, khó có con cũng như những người muốn có kết quả tốt nhất của quá trình thụ thai.

Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò cũng giúp phát hiện ra các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ sinh sản như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, mang thai ngoài tử cung,…

2. Siêu âm đầu dò đối với phụ nữ mang thai có an toàn không?

Siêu âm đầu dò hoàn toàn an toàn cho thai phụ và thai nhi

Siêu âm đầu dò là phương pháp đưa đầu dò siêu âm vào bên trong âm đạo và bác sĩ sẽ chỉ di chuyển xung quanh vùng âm đạo chứ không hề đưa sâu vào phía bên trong cổ tử cung hay tử cung nên hoàn toàn không ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ bầu.

Ngược lại, siêu âm đầu dò sẽ:

✅ Giúp mẹ bầu biết chính xác được vị trí chính xác của thai nhi thông qua sự thăm khám, siêu âm của bác sĩ.

✅ Giúp mẹ bầu quan sát được sự phát triển của thai nhi giai đoạn đầu: tim thai, tình trạng phát triển của thai.

✅ Đây cũng là một phương pháp rất hữu hiệu giúp bác sĩ phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất máu do vỡ túi thai và gây ra nhiễm trùng ổ bụng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của thai phụ.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ vẫn có thể cho mẹ bầu siêu âm đầu dò kể cả khi thai nhi đã phát triển to. Ví dụ như khi cần khảo sát cổ tử cung và nghi ngờ có rau tiền đạo…

3. Siêu âm đầu dò có gây nguy hiểm đến thai nhi hay không?

Hiện nay, phần lớn các bà mẹ đều rất lo ngại việc đưa dụng cụ đầu dò vào siêu âm sẽ khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, với đội ngũ các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong việc thăm khám và siêu âm đầu dò cho thai phụ, bác sĩ cho biết việc siêu âm như vậy sẽ không ảnh hưởng gì tới thai nhi vì phương tiện siêu âm chỉ được đặt tại âm đạo chứ không di chuyển vào sâu trong tử cung. Điều này rất an toàn cho thai nhi. Đồng thời cũng không gây ảnh hưởng tới tử cung và cổ tử cung.

4. Cần chuẩn bị và lưu ý những gì khi thai phụ đi siêu âm đầu dò?

Siêu âm đầu dò cũng giống như các phương pháp siêu âm khác, tức là sẽ không cần chuẩn bị gì nhiều bởi việc siêu âm diễn ra nhanh chóng và an toàn, không gây đau đớn. Tuy nhiên, việc đưa dụng cụ siêu âm đầu dò vào bộ phận “nhạy cảm” cũng khiến cho chị em phụ nữ cảm thấy hơi khó chịu một chút nhưng điều ấy là không đáng kể.

Giữ cho mình tinh thần và tâm lý thoải mái trước khi đi siêu âm cũng là một việc hết sức quan trọng đối với các mẹ bầu. Đừng tạo cho mình sự căng thẳng và áp lực vì điều ấy sẽ gây khó khăn cho quá trình siêu âm.

Siêu âm đầu dò cũng giúp phát hiện sớm các bệnh lý về cơ quan sinh dục, giúp cho việc phát hiện và điều trị sớm đem lại hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống.

5. Cần lưu ý những gì khi đi siêu âm đầu dò?

Khi đi siêu âm đầu dò cần lưu ý những điểm sau:

✳️ Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn tiểu hay đi tiểu hết để bàng quang căng đầy hoặc trống rỗng, phục vụ cho quá trình siêu âm. Thông thường, bàng quang trống rỗng sẽ thuận lợi khi bác sĩ siêu âm buồng trứng, vòi trứng và ống dẫn trứng.

✳️ Khoảng thời gian siêu âm đầu dò tốt nhất là sau giai đoạn kinh nguyệt từ 3 cho tới 5 ngày. Hạn chế thực hiện siêu âm đầu dò lúc đang trong quá trình bị kinh nguyệt.

✳️ Siêu âm đầu dò vẫn chưa và thường không gây ra bất kỳ tổn thương nào tới tử cung cũng như thai nhi của thai phụ nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm với phương pháp hữu hiệu này.

Siêu âm đầu dò có hạn chế là không quan sát được phía trên cao của ổ bụng nên để kết quả siêu âm được chính xác nhất và để thai phụ yên tâm nhất. Cần kết hợp cả phương pháp siêu âm đầu dò và siêu âm ổ bụng.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn về siêu âm đầu dò là gì, liên hệ với Phòng khám sản phụ khoa Thu Hiền để được hỗ trợ và tư vấn.
—–***—–

🏥 PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA THU HIỀN

🎗 ĐỊA CHỈ: Số 337 khu Xuân Cầm, phường Xuân Sơn, TX. Đông Triều, Quảng Ninh
🎗 (Phòng khám nằm bên đường 18, tại ngã 3 có biển báo Đình Làng Cầm và Khách sạn Sông Cầm)
🎗 SĐT: 0972387322 hoặc 0984233925

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA THU HIỀN

Liên hệ bác sĩ Hiền: 0972.387.322
Quý khách vui lòng gọi điện (hoặc Zalo) gặp bác sĩ Hiền để hỏi về chuyên môn hoặc hẹn lịch khám riêng.
Hotline phòng khám: 09.8687.0045
Quý khách kết bạn Zalo số này để được hỗ trợ khi bác sĩ Hiền bận và nhận các thông báo từ phòng khám.